Nên hay không nên kinh doanh trên mạng xã hội
Đối với nhiều người, bán hàng qua mạng xã hội có thể giống như một trò chơi may rủi. Tuy nhiên, số người sử dụng mạng xã hội ngày càng đông đào, việc này tạo ra một cơ hội vô cùng to lớn đối với các nhà kinh doanh qua nền tảng này.
Mạng xã hội là gì?
Mạng xã hội được hiểu một cách đơn giản đó là “một hệ sinh thái ảo” liên kết những người dùng có các điểm chung nào đó với nhau. Tại đây, người ta có thể theo dõi một ai đó, một sự kiện hoặc một tổ chức nào đó…
Ví dụ mạng xã hội phổ biến hiện nay như: Facebook.com và các mạng xã hội như: Instagram, Zalo, Tiktok,...
Có nên kinh doanh trên mạng xã hội hay không?
Mạng xã hội có lợi ích gì trong kinh doanh?
Trong lĩnh vực kinh doanh, mạng xã hội có sức mạnh vô cùng lớn. Nếu bạn nắm bắt được xu hướng hay trào lưu của mạng xã hội, bạn có thể không phải tốn một xu nào cho việc quảng cáo, dịch vụ truyền thông hoặc những banner đắt đỏ. Cùng với đó, hiệu quả có thể sẽ tăng nhiều lần.
Người xưa có câu "tiếng lành đồn xa" hay "một đồn mười, mười đồn trăm" thì này nay, sức mạnh của sự lan truyền được thể hiện trên mạng xã hội là hình thức "chia sẻ". Càng có người đọc nội dung của bạn, chia sẻ thì sẽ có nhiều người biết đến nội dung và chia sẽ lại nội dung của bạn. Và chắc chắng rằng trong số những người đó có những người thật sự cần sản phẩm của bạn. Nếu chiến lược bán hàng trên mạng xã hội đúng đắn, thu hút nhiều người biết đến sẽ giúp cho sản phẩm của bạn được chú ý, từ đó lượng sản phẩm bán được sẽ tăng cao.
Một số lợi ích khi kinh doanh trên mạng xã hội:
1. Tiết kiệm chi phí
Kinh doanh trên mạng xã hội giúp cho cả người bán lẫn người mua có thể tiết kiệm được thời gian và cách thức giao dịch. Qua giao dịch online bạn sẽ tiết kiệm một khoản chi phí tương đối so với hình thức phát nhanh qua bưu điện. Đặc biệt, bạn không cần phải có một mặt bằng đẹp, vị trí thu hút mà có thể chọn bán hàng ngay tại nhà, tiết kiệm được tối đa chi phí đầu tư về mặt bằng.
Tiết kiệm chi phí
2. Quảng cáo nhanh và hiệu quả
Trong thời đại hiện nay, Internet được coi là hệ thống truyền đạt tin tức nhanh nhất, bởi các thông tin luôn được người dùng tiếp cận một cách dễ dàng, thuận tiện. Khi giới thiệu một sản phẩm mới ra thị trường, điều đầu tiên thiết yếu mà doanh nghiệp cần làm là đăng tin, chạy bài quảng cáo và giới thiệu sản phẩm. Theo các phương pháp truyền thống, đây sẽ là một công đoạn tốn kém và đòi hỏi kinh phí lớn. Nhưng thay vì doanh nghiệp phải bỏ ra một khoản tiền đáng kể để thuê các kênh truyền hình, báo đài quảng cáo thì bạn có thể đưa sản phẩm đến nhiều đối tượng người mua qua các trang mạng xã hội, xây dựng website trực tuyến với chị phí thấp, hiệu quả.
Quảng cáo nhanh và hiệu quả
3. Linh hoạt về thời gian
Đối với việc kinh doanh trên mạng xã hội, chỉ cần một cú click chuột thôi là khách hàng có thể “ghé” qua shop của bạn, đặt hàng trong tích tắc. Khách hàng có thể trao đổi thắc mắc hay hỏi về thông tin sản phẩm, chính sách giao hàng hoặc những ưu đãi,… với người bán. Trong khi đó, bạn vừa có thể giải quyết công việc cá nhân, vừa có thể linh hoạt đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Linh hoạt và tiết kiệm thời gian
4. Tiết kiệm nguồn nhân lực
Nếu mở một cửa hàng, bạn cần ít nhất 4 nhân viên hoạt động từ sáng đến tối cho 2 ca, nếu không tính thêm các vị trí quản lý hoặc trông coi cửa hàng. Như vậy, số tiền mà bạn phải trả tương đối lớn. Hơn nữa có thể nhân sự bị xáo trộn nếu có phát sinh một số vấn đề… Còn khi kinh doanh trên mạng xã hội, bạn không cần phải “căng não” với những vấn đề này, bởi ngay bản thân bạn cũng có thể làm từ A đến Z chỉ bằng việc vận dụng những ứng dụng của công nghệ trong quy trình bán hàng.
Mặt hạn chế của kinh doanh trên mạng xã hội:
1. Tính bảo mật không cao
Khi khách hàng cần mua một sản phẩm nào đó trên Facebook hoặc Zalo của một cửa hàng có danh tiếng. Việc inbox để chờ đến lượt tư vấn khiến cho họ mất kiên nhẫn. Đặc biệt trong một vài livestream bán hàng, việc comment tên, số điện thoại và địa chỉ hoặc tài khoản cá nhân có nghĩa là bạn công khai các thông tin của mình. Kẻ gian có thể lợi dụng điều này vào mục đích bất chính.
Tính bảo mật không cao
2. Vấn đề lừa đảo qua mạng
Có không ít những vụ lừa đảo, boom hàng khiến cả người mua và người bán đều hoang mang. Với người mua, sản phẩm giao đến tay khác một trời, một vực so với hình ảnh trên mạng, từ đó họ dè chừng hoặc chấm dứt ngay không bao giờ mua hàng online. Một ví dụ khác với hình thức chuyển khoản – nhận sau, không ít người bị quỵt tiền, lừa đảo, dẫn đến kiện tụng, “bóc phốt”… Người bán thì có thể bị “boom” hàng, lợi nhuận không thấy mà nguyên tiền phí vận chuyển đi và về đã thấy ngay 1 khoản lỗ.
Lừa đảo qua mạng