Phòng bệnh cho bé khi thời tiết giao mùa

 

I/ Các bệnh thường gặp khi thời tiết giao mùa

1. Viêm phế quản

Sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ từ tiết trời oi nóng của mùa hè sang se lạnh của mùa thu cộng với sự chênh lệch nhiệt độ rất lớn giữa ngày và đêm chính là nguyên nhân khiến các bé bị viêm phế quản. Khi bị viêm phế quản, các bé sẽ cảm thấy khó thở, hơi thở nặng nhọc, hay khò khè trong họng, ho nhiều, rát họng, có đờm và bị chảy nước mũi. Khi trẻ ho có đờm trắng vàng đục cần phải đưa đi khám ngay để tránh trường hợp bé bị nhiễm trùng thứ cấp.

2. Viêm đường hô hấp

Trong thời tiết giao mùa, rất nhiều bậc phụ huynh vẫn còn lơ là và chủ quan với bệnh vì nghĩ rằng đây là bệnh đơn giản, không đáng ngại. Tuy nhiên, viêm đường hô hấp trên ở trẻ không chỉ dừng lại ở các vấn đề như viêm phế quản, viêm phổi, mà nguy hiểm hơn là suy hô hấp và tử vong nếu không điều trị đúng và kịp thời. Đây là một bệnh phổ biến lây truyền qua đường miệng, nước bọt, tiếp xúc qua tay và các đồ dùng để ăn uống. Khi mắc bệnh, bé sẽ có các biểu hiện như đột ngột sốt cao, đau đầu, đau họng, lạnh toàn thân, ho, mệt mỏi, chán ăn và đi ngoài nhẹ.

3. Cảm cúm

Đây là một trong những bệnh bé dễ bị mắc phải nhất khi thời tiết chuyển sang thu. Cảm cúm là một loại bệnh do vi-rút gây ra rất dễ lây qua đường hô hấp, trẻ em là lứa tuổi có tỷ lệ dễ bị nhiễm cảm cúm nhất. Những triệu chứng thường thấy khi bé bị cảm cúm là sốt cao, sổ mũi, ngạt mũi, đau họng, ho và chán ăn.

 

 

Cảm cúm-bệnh thường gặp khi thời tiết giao mùa ở trẻ

4. Chân tay miệng

Bệnh tay chân miệng được nhận biết với những nốt mọng nước trên da, loét niêm mạc miệng. Bệnh tiến triển nặng có thể gây khó thở, nôn, co giật… Do đó, bố mẹ cần cảnh giác mỗi khi vệ sinh cơ thể cho con, nếu phát hiện có dấu hiệu tay chân miệng cần đưa đi khám sớm.

5. Sốt phát ban

Sốt phát ban thường gây ra bởi vi rút sởi hoặc vi rút Rubella. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Biểu hiện của bệnh là mệt mỏi, đau đầu, sổ mũi, đau họng, viêm kết mạc mắt, niêm mạc vòm họng, có thể xuất hiện những chấm xuất huyết nhỏ. Ở vị trí gần hai bên cổ, sau tai của bé sẽ xuất hiện hai hạch sưng to và đau. Da trẻ sẽ xuất hiện những nốt đỏ nhỏ li ti ở vùng mặt rồi sau đó lan nhanh ra toàn thân và chân tay. Trẻ bị sốt, nổi ban đỏ khắp người, nhiều nhất ở thân mình và tứ chi.

 

Sốt phát ban- bệnh thường gặp ở trẻ khi thời tiết giao mùa

II/ Phòng bệnh cho bé khi thời tiết giao mùa

1. Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ

Các mẹ cần đảm bảo vệ sinh cho bé hàng ngày. Vì khi môi trường kém vệ sinh, ẩm thấp sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn hay virus gây các bệnh giao mùa thường gặp ở trẻ như bệnh viêm phế quản, viêm họng, viêm xoang... Do đó, cha mẹ nên chú ý thường xuyên vệ sinh sạch sẽ đồ đạc, nhà cửa và giường ngủ cho bé để phòng bệnh hiệu quả. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên hướng dẫn bé cách rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tiếp xúc với động vật.

 

Đảm bảo giữ gìn vệ sinh

 

2. Xây dựng cho bé một chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh

Cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho bé khoa học và lành mạnh là một trong các cách phòng bệnh cho trẻ khi giao mùa hiệu quả nhất. Hạn chế cho con ăn các loại đồ ăn ngọt, đồ ăn nhiều dầu mỡ, các món ăn chế biến bằng cách chiên xào,.. Thay vào đó là cho bé ăn những loại thức ăn bổ dưỡng nhiều vitamin và protein, thực phẩm tươi như trứng, cá, thịt, sữa, rau củ quả các loại và chú ý cho bé uống đủ nước trong ngày để có sức đề kháng mạnh khỏe. Với các cánh chế biến lành mạnh như luộc, hấp, hầm để vừa đảm bảo cách chế biến khoa học, lại vừa giúp giữ lại được những chất dinh dưỡng tốt nhất trong thực phẩm cho con.

 

Xây dựng chế động ăn uống khoa học

 

3. Ăn chín uống sôi

Vì hệ tiêu hóa của bé vẫn còn yếu, do đó khi nấu nướng đồ ăn cha mẹ nên chú ý đảm bảo nguyên tắc ăn chín và uống sôi. Nhiều mẹ có thói quen nấu đồ ăn tái một chút để đảm bảo vị ngọt, tuy nhiên có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh cho con. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần lưu ý chỉ nên nấu số lượng đồ ăn vừa đủ và tránh hâm lại nhiều lần sẽ không tốt cho sức khỏe.

4. Luôn cho bé đeo khẩu trang khi ra ngoài

Để phòng tránh các bệnh khi thời tiết giao mùa cho bé mẹ cũng nên chú ý cho trẻ đeo khẩu trang khi ra ngoài. Vì trong không khí có nhiều loại vi khuẩn, bụi bẩn và virus lây nhiễm qua đường hô hấp, đeo khẩu trang là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của trẻ khi thời tiết giao mùa.

 

Luôn đeo khẩu trang khi ra ngoài

5. Khám sức khỏe định kỳ cho bé

Khám sức khỏe định kỳ cho bé nhằm ngăn chặn mầm bệnh phát triển, đồng thời phát hiện sớm nguy cơ bệnh tật để có phương pháp điều trị kịp thời. Ngoài ra cha mẹ còn được bác sĩ tư vấn cách chăm sóc cũng như chế độ ăn uống phù hợp cho trẻ để trẻ có một sức khỏe tốt chống lại bệnh tật.

 

Khám sức khỏe định kỳ cho bé

*Tham khảo: Dầu tỏi Bạch Dương giúp bé tăng sức đề kháng vượt qua giai đoạn thời tiết giao mùa: Dầu tỏi Bạch Dương