BÉ BỊ DỊ ỨNG THỜI TIẾT, BA MẸ CẦN LƯU Ý NHỮNG GÌ?

1. Dị ứng thời tiết là gì? 

Sự thay đổi thất thường của thời tiết trong các mùa có thể ảnh hưởng đến mức độ dị ứng của trẻ nhỏ. Bệnh dị ứng thời tiết chia làm 2 loại: dị ứng thời tiết nóng và dị ứng thời tiết lạnh.

Dị ứng thời tiết nóng: Xảy ra khi hệ miễn dịch của trẻ phản ứng thái quá với sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm trong không khí. Dị ứng với thời tiết nóng ở trẻ em gây ra mề đay, sẩn ngứa, tiêu chảy, biếng ăn,...

Dị ứng thời tiết lạnh: Xảy ra khi nhiệt độ và độ ẩm giảm mạnh. Ngoài các triệu chứng tổn thương da, trẻ em còn bị các \ triệu chứng về đường hô hấp như nhẹ như:sổ mũi, nghẹt mũi, ho, đau họng và viêm kết mạc.

2. Nguyên nhân và triệu chứng của dị ứng thời tiết ở trẻ em

Hệ miễn dịch yếu, sức đề kháng còn kém hay do cơ địa, tính di truyền dẫn đến dị ứng thời tiết ở trẻ. Cũng có thể do tác động của bên ngoài (dị nguyên) gây ra: phấn hoa, lông động vật, thức ăn,....

 

Dị ứng thời tiết lạnh

Do nhiệt độ và độ ẩm giảm đột ngột khiến trẻ em da khô, bong tróc và xuất hiện mề đay, phát ban kèm ngứa ngáy. Ngoài tổn thương da, bệnh lý này còn có thể gây ra một số triệu chứng hô hấp nhẹ. Các triệu chứng dễ nhận thấy :

  • Da xuất hiện các sẩn ngứa có hình dáng và kích thước không đều

  • Mọc khu trú ở những vùng da không được che phủ bởi quần áo như bàn tay, bàn chân, cổ, mặt,…

  • Tổn thương da gây ngứa dữ dội nhưng ít khi gây nóng rát và đau nhức

  • Mũi bị nghẹt, chảy nước mũi và ngứa

  • Ho và đau cổ họng nhẹ

  • Mắt đỏ, ngứa và chảy nước mắt

Dị ứng thời tiết nóng

Dị ứng thời tiết nóng có thể gây ra tổn thương kèm theo một số triệu chứng toàn thân của trẻ em. Các triệu chứng điển hình của bệnh dị ứng do thời tiết nóng:

  • Da bé có triệu chứng nóng rát, châm chích sau đó xuất hiện các mẩn đỏ, mọc khu trú hoặc lan tỏa.

  • Vùng da xung quanh thường có hiện tượng đỏ và sưng viêm nhẹ đến nặng.

  • Bé ngứa ngáy hay gãi và đau rát.

  • Ngoài ra, bệnh còn có thể gây phù mạch (tổn thương da ở sâu hơn so với mề đay), đau đầu, tiêu chảy và bùng phát cơn hen cấp tính.

3. Cách phòng tránh dị ứng thời tiết 

Thời điểm giao mùa là lúc bệnh dị ứng thời tiết ở trẻ nhỏ dễ bùng phát nhất. Vì vậy ba mẹ nên lên chế độ ăn uống, môi trường sinh hoạt phù hợp để phòng tránh dị ứng thời tiết ở trẻ em!

Về ăn uống:

  • Ba mẹ nên cho trẻ bổ sung các loại thực phẩm tươi như rau củ quả, trái cây tươi, các loại cá, rau lá xanh…

  • Giúp trẻ bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Ba mẹ không cần cho trẻ ăn kiêng cũng như không cần hạn chế đồ ăn của trẻ nếu trẻ không có tiền sử bị dị ứng sau khi ăn các loại thực phẩm.

  • Tăng cường sức đề kháng và cải thiện hệ miễn dịch cho trẻ bằng cách bổ sung lượng vitamin cần thiết có trong trái cây vào cơ thể như nước cam, dâu tây, bưởi, dưa hấu, dứa…

Về sinh hoạt:

  • Hạn chế cho trẻ sinh hoạt ngoài trời khi thời tiết chuyển mùa.

  • Mùa lạnh nên trang bị cho trẻ khăn cổ, đầy đủ áo ấm, mũ, găng tay, tất… khi ra ngoài.

  • Các đồ vải như các con thú nhồi bông, rèm, thảm… cần phải giặt giũ thường xuyên vì các đồ vật này bám nhiều bụi bẩn

  • Cho trẻ tắm nước nhiệt độ phù hợp không quá nóng cũng không quá lạnh, vệ sinh mũi và súc miệng thường xuyên để loại bỏ dị nguyên, làm dịu da và niêm mạc hô hấp.

Ba mẹ cần phải chú ý theo dõi về tình trạng của con để bổ sung dinh dưỡng cho bé phù hợp, tăng cường sức đề kháng giúp bé tránh bị dị ứng do thời tiết