Bị sốt xuất huyết kiêng ăn gì? Lưu ý khi bị sốt xuất huyết

     Sốt xuất huyết kiêng gì để bệnh nhanh hồi phục và lấy lại sức? Bệnh nhân sốt xuất huyết không nên kiêng quá nhiều, thay vào đó nên cân bằng đầy đủ dinh dưỡng. Dù vậy, bên cạnh những món ăn nên đưa vào khẩu phần ăn, thì bệnh nhân cũng cần ghi nhớ tránh các loại thực phẩm tác động xấu đến quá trình hồi phục.

>> Xem thêm: Sốt xuất huyết và cách xử lý hiệu quả cho người bị sốt xuất huyết.

Thực phẩm cần tránh khi bị Sốt xuất huyết

Đồ ăn dầu mỡ

     Những đồ ăn nhiều dầu mỡ không có lợi cho có thể, có thể dẫn đến tăng huyết áp và tăng lượng cholesterol. Điều này cản trở rất nhiều cho việc hồi phục của cơ thể và làm hệ miễn dịch bị suy yếu. Bên cạnh đó việc tiêu thụ thực phẩm dầu mỡ làm khó tiêu và ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của người bệnh.

Đồ ăn dầu mỡ ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của người bệnh

Đồ cay nóng

     Đồ ăn cay nóng là điều tối kỵ đối với người bị sốt xuất huyết, việc tiêu thụ thực phẩm cay nóng làm axit tích tụ trong dạ dày dẫn đến tổn thương và loét thành mạch. Việc tổn thương này cản trở quá trình hồi phục và chống chọi với bệnh tật.

 

Đồ cay nóng làm cản trở quá trình phục hồi

Thực phẩm có màu đen, đỏ hoặc sẫm màu

     Các loại thức ăn màu đậm như huyết hay các rau quả có màu đỏ như thanh long đỏ, cà chua, củ dền,… là đáp án khi được hỏi sốt xuất huyết kiêng gì? Bởi bệnh nhân thường bị xuất huyết tiêu hóa khi mắc bệnh sốt xuất huyết. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng khó phân biệt có bị xuất huyết hay khi nôn mửa hoặc đại tiện nếu ăn những thức ăn này.

Thực phẩm sẫm màu khó phân biệt khi bị xuất huyết tiêu hóa

Đồ uống có ga, nước ngọt

     Loại đồ uống này thường chứa nhiều đường, khiến cơ thể bị nóng đồng thời các tế bào máu trắng tiêu diệt vi khuẩn sẽ chậm chạp hơn, mất thời gian hồi phục.

Nước ngọt làm giảm quá trình phục hồi

Một số lưu ý của bác sĩ dành cho bệnh nhân

     Hiện nay vaccine sốt xuất huyết vẫn đang được nghiên cứu và chưa lưu hành trên thị trường, bệnh cũng chưa có thuốc đặc trị nên việc điều trị vẫn dựa trên điều trị triệu chứng và tuân thủ phác đồ điều trị bệnh và chú trọng trong dinh dưỡng.

     Một số nguyên tắc khi chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết trong việc nghỉ ngơi và ăn uống mà người thân cần lưu ý bao gồm:

- Bù nước: Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh thường sốt cao, nguy cơ thoát huyết tương khiến máu khó đông và tăng mất nước; vì vậy nguyên tắc đầu tiên khi chăm sóc người bệnh là bù nước, người bệnh có thể bổ sung qua nước lọc, oresol, nước dừa… Lưu ý không được tự ý truyền nước khi không có chỉ định của bác sĩ.

- Sử dụng thức ăn dạng lỏng và kết hợp đủ nhóm chất: Vì khi mắc bệnh người bệnh dễ mệt mỏi, chán ăn, hấp thu kém nên cần các loại thực phẩm được chế biến ở dạng nhuyễn, lỏng và dễ ăn như soup, cháo hoặc sữa… hạn chế các thực phẩm khô cứng khó tiêu hóa. Việc bổ sung các thực phẩm này giúp bệnh nhân dễ hấp thu, bổ sung đủ dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Ở trường hợp bé còn bú sữa mẹ thì mẹ đừng ngần ngại cho bé bú, trong sữa mẹ có nhiều thành phần giúp trẻ có thể tăng sức đề kháng và giảm sốt. Mẹ cũng nên chia nhỏ các bữa ăn cho trẻ để giảm bớt gánh nặng lên hệ tiêu hóa của trẻ.

- Không tự ý sử dụng các thuốc giảm đau hạ sốt khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Theo bác sĩ Tường Vy, hiện nay có một số phụ huynh thường mua các loại thuốc giảm đau hạ sốt về dùng trong đó có aspirin và ibuprofen, tuy nhiên 2 loại thuốc này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, làm cho tình trạng xuất huyết ở bệnh nhân trầm trọng hơn, đặc biệt thuốc có thể gây xuất huyết dạ dày, ảnh hưởng đến tính mạng.

- Khi chăm sóc người bệnh cần theo dõi kỹ tình trạng của người bệnh, đặc biệt là nhiệt độ. Với trường hợp người bệnh sốt cần mặc quần áo thoáng, thấm hút mồ hôi, không đắp chăn quá kín, có thể lau ấm để hạ sốt cho cơ thể. Nếu bệnh nhân sốt trên 38,5 độ dùng thuốc chứa paracetamol để hạ sốt, liều lượng cần đúng với chỉ định của bác sĩ.

>> Quan tâm: TINH DẦU TỎI BẠCH DƯƠNG : HỖ TRỢ ĐỀ KHÁNG, TĂNG CƯỜNG HỆ MIỄN DỊCH